Cùng với quá trình xây dựng và phát triển nhanh chóng của Nhà trường, Công đoàn App chơi Sâm
đã được thành lập và lớn mạnh không ngừng, ngày càng khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong trường đại học. Có thể nói, những thành tựu mà Nhà trường đạt được trong 64 năm qua, có một phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn.
67 năm, trải qua 30 kỳ đại hội, các thế hệ cán bộ Công đoàn của Trường đã tiếp nối nhau viết lên những trang sử truyền thống đáng tự hào của Nhà trường nói chung, của Công đoàn Trường nói riêng.
Ngược dòng thời gian về với thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi đất nước còn hai miền chia cắt, miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, miền Nam còn nằm dưới ách đô hộ của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, người dân miền Bắc cũng như CB, GV, CNV Nhà trường lúc bấy giờ sống trong thời bao cấp cực kỳ khó khăn, vất vả, cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Trước bối cảnh đó, Công đoàn Trường đã luôn đồng hành cùng người lao động, quan tâm cụ thể từ bánh xà phòng đến chiếc áo may ô, phụ tùng xe đạp, xăm, lốp, phân phối sao cho công bằng tới từng cá nhân, đơn vị.
Giai đoạn những năm 1960 - 1970, Công đoàn Trường là công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành GTVT Việt Nam, với nhiều hoạt động nổi bật và phong trào thi đua tiêu biểu trong CB, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường luôn được bình chọn là một trong những công đoàn cơ sở tiên tiến xuất sắc. Những năm giặc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền Bắc, Nhà trường phải sơ tán về nhiều vùng quê khác nhau, dù ở đâu Công đoàn Trường vẫn làm tốt chức năng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NLĐ như: vận động nhân dân địa phương cho mượn đất để dựng lán tranh, tre, mái lá để làm nhà ở, xây dựng hầm chữ A để tránh bom đạn cho mọi người. Ngoài ra Công đoàn còn vận động đoàn viên tham gia lao động giúp dân thu hoạch mùa màng, làm thủy lợi nội đồng, vệ sinh xóm ngõ; tổ chức lớp học bổ túc văn hóa; quản lý tốt các bếp ăn, phân phối đều nhu yếu phẩm cho CB, GV, NLĐ; Cử hàng trăm đoàn viên, cán bộ công đoàn tham gia đảm bảo giao thông tại Ga Bắc Giang, quai đê lấn biển tại Đồ Sơn Hải Phòng.
Khi chiến trường miền Nam đi vào giai đoạn khốc liệt, cam go nhất, ngoài việc động viên nhiều cán bộ, giảng viên nam xung phong lên đường nhập ngũ, Công đoàn đã thay mặt Nhà trường tiếp nhận và chăm lo nơi ăn, chốn ở và việc làm cho hàng trăm nữ thanh niên xung phong được Bộ GTVT đưa về Trường để tham gia học tập, công tác.
Năm 1973, Trường từ nơi sơ tán trở về Thành phố Hải Phòng, tiếp tục cùng cả nước thu dọn những đống đổ nát, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sự nghiệp đào tạo. Công đoàn Trường lúc bấy giờ được chuyển giao từ Công đoàn ngành GTVT về trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng để phù hợp với mô hình quản lý mới.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, quy mô Nhà trường nhanh chóng được đầu tư phát triển cả về lượng và chất. Song, đời sống của CB, GV, NLĐ và sinh viên vẫn không ít khó khăn bởi cơ chế bao cấp, hàng hóa khan hiếm, gạo ăn phải chạy từng bữa, Ban Chấp hành công đoàn đã tham mưu cho Ban Giám hiệu chủ động mua gạo từ các tỉnh phía Nam, vận chuyển ra bằng tàu thực tập của Trường, mua thêm khoai, ngô ở các tỉnh phía Bắc về bổ sung cho các bữa ăn của thầy và trò, khắc phục tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Cũng trong thời gian này, tháng 4/1984 xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Đường thủy sáp nhập với Trường Đại học Hàng hải, theo đó quy mô đào tạo của Trường cũng được mở rộng thêm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Lực lượng đoàn viên tăng nhanh, bộ máy tổ chức Công đoàn cũng từng bước phát triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đưa đất nước ta bước sang thời kỳ đổi mới, xóa bỏ dần cơ chế quan liêu, bao cấp hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Công đoàn đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường chăm lo bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho CB, GV và NLĐ; Phối hợp với chính quyền phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong giảng dạy, NCKH, biên soạn giáo trình, lao động sáng tạo.
Ngoài ra, Công đoàn Trường đã phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức thường kỳ các hội nghị cán bộ, công chức năm học từ cấp cơ sở đến cấp Trường, nhằm phát huy dân chủ, thực hiện chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hình thức vui chơi giải trí phong phú, tạo không khí vui tươi phấn khởi, sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần trong cán bộ, đoàn viên và người lao động, góp phần làm tăng hiệu quả và năng suất lao động của Nhà trường.
Một trong những nét nổi bật của Công đoàn đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Trường đó là hoạt động nhân đạo, từ thiện. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng LĐLĐVN, UBMTTQVN, Thành ủy, UBND, LĐLĐ, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hải Phòng, Công đoàn đã tổ chức cho CB, GV và NLĐ tham gia rất nhiều hoạt động như: ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Vì nạn nhân chất độc dioxin da cam, trẻ em tật nguyền, người già neo đơn, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, người dân vùng sâu, vùng xa, chung sức xây dựng nông thôn mới,…
Thành tích tiêu biểu Công đoàn Trường trong 67 năm qua:
*Về kết quả phong trào thi đua yêu nước:
- Huân chương Lao động hạng Ba
- Huân chương Lao động hạng Nhì
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
*Về hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTD
Giải Nhì toàn đoàn Liên hoan tiếng hát giáo viên toàn quốc khu vực phía Bắc năm 2011, giải Nhì toàn đoàn cuộc thi Tiếng hát ngành GTVT; Giải Nhất, Nhì, Ba Giải Quần vợt Người giáo viên nhân dân toàn Quốc các năm; Huy chương Vàng Hội diễn văn nghệ quần chúng nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành GTVT (28/8/1945 - 28/8/2015).
*Về công tác tuyên truyền, giáo dục
Thi tìm hiểu quan hệ VN - Lào, Lào - VN nhân kỷ niệm 53 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, đạt nhiều giải cao và được LĐLĐ Thành phố tặng Bằng khen; Đạt Giải xuất sắc tại Cuộc thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển” năm 2014 và Đạt giải xuất sắc tại Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam 2013”.
Đại hội Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu ra Ban chấp hành Công đoàn Trường gồm 15 đồng chí. Đến nay Ban chấp hành Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang của Nhà trường.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Ban chấp hành công đoàn Trường đại học Hàng Hải Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức vận động đoàn viên, công đoàn, công nhân lao động trong nhà trường thi đua lao động sản xuất tham gia quản lý cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Đại diện cho giáo chức, công chức và lao động phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức Hội nghị CBCC hàng năm. Cử đại diện tham gia vào các hội đồng xét và giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của công nhân viên chức lao động, cùng với Ban giám hiệu bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập đời sống và phúc lợi của công nhân lao động.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ chính sách, pháp luật, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và tham gia giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, pháp luật, tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong công nhân viên chức lao động.
- Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, quản lý tài chính, tài sản công đoàn.
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG KHÓA XXX, NHIỆM KỲ 2023-2028
STT | Họ và tên | Chức danh |
1 | Nguyễn Công Vịnh | Chủ tịch Công đoàn Trường |
2 | Nguyễn Lê Mạnh Cường | Phó Chủ tịch Công đoàn Trường |
3 | Trương Công Mỹ | Phó Chủ tịch Công đoàn Trường |
4 | Phạm Thị Xuân | UV BTV CĐ Trường |
5 | Trần Ngọc Dung | UV BTV CĐ Trường |
6 | Lê Hoàng Dương | UV BCH CĐ Trường |
7 | Bùi Thanh Hải | UV BCH CĐ Trường |
8 | Nguyễn Thị Hằng | UV BCH CĐ Trường |
9 | Nguyễn Trọng Khuê | UV BCH CĐ Trường |
10 | Bùi Thị Thanh Loan | UV BCH CĐ Trường |
11 | Lương Tú Nam | UV BCH CĐ Trường |
12 | Nguyễn Hạnh Phúc | UV BCH CĐ Trường |
13 | Nguyễn Văn Quảng | UV BCH CĐ Trường |
14 | Đỗ Quân Tùng | UV BCH CĐ Trường |
15 | Phạm Ngọc Thanh | UV BCH CĐ Trường |
DANH SÁCH ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG KHÓA XXX
STT | Họ và tên | Chức danh |
1 | Trương Công Mỹ | Phó CT CĐ Trường, Chủ nhiệm UBKT |
2 | Vũ Minh Ngọc | Phó Trưởng Phòng Đào tạo -Ủy viên |
3 | Phạm Hoàng Nghĩa | Chủ tịch CĐ Viện Cơ khí - Ủy viên |
4 | Nguyễn Thị Thu Quỳnh | Phó Trưởng BM Lý thuyết thiết kế tàu, Khoa Đóng tàu - Ủy viên |
5 | Đỗ Thị Thúy | Chuyên viên Phòng TT&ĐBCL - Ủy viên |
Thường trực Văn phòng Công đoàn: Nguyễn Thị Hằng (Sđt: 0936 886 232)